Mũ bảo hiểm là một trong những vật dụng thường xuyên được sử dụng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, đây cũng là món đồ bất ly thân của nhiều biker trong các chuyến đi xa. Vậy làm thế nào để có được cách vệ sinh mũ bảo biểm đơn giản nhanh chóng và sạch sẽ nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!
Vì sao cần biết cách vệ sinh mũ bảo hiểm
Nhiều người trong quá trình sử dụng mũ bảo hiểm thường gặp các vấn đề liên quan đến da đầu như ngứa ngáy, gàu, da đầu và tóc bết dính khá khó chịu. Đây là một trong những hệ quả của việc sử dụng mũ bảo hiểm chưa đúng cách, đặc biệt do người dùng chưa biết cách vệ sinh mũ bảo hiểm hiệu quả. Cũng giống như các sản phẩm như quần áo, khi tiếp xúc trực tiếp với cơ thể con người, mũ bảo hiểm thường có các tình trạng như ám mùi, dính bụi bẩn,… gây nên khó chịu trong khi sử dụng.
Để giải quyết vấn đề vệ sinh, các dòng mũ hiện nay đều được thiết kế một cách thông minh, phục vụ tối đa giúp người dùng có thể làm sạch sản phẩm một cách nhanh chóng nhất. Do đó, nếu bạn vẫn chưa biết cách vệ sinh mũ bảo hiểm, hãy đọc ngay bài viết sau để giữ cho chiếc mũ của mình luôn sạch sẽ và trông như mới.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm đơn giản
Các dòng mũ bảo hiểm nói chung đều có cấu tạo các phần tương tự nhau, đặc biệt các chi tiết trên mũ đều có thể tháo rời hoàn toàn, phục vụ tối đa cho việc thay lắp sửa chữa cũng như vệ sinh chúng. Khi cần làm sạch một chiếc mũ, hãy năm chắc các bước chuẩn bị và tiến hành vệ sinh, bạn đã có thể có được chiếc mũ sạch sẽ và mới lạ mà không cần tốn quá nhiều chi phí như khi mang ra ngoài tiệm.
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm được chia nhỏ làm hai bước cơ bản bao gồm chuẩn bị dụng cụ về sinh và trình tự thực hiện vệ sinh chiếc mũ. Cụ thể như sau:
Chuẩn bị dụng cụ vệ sinh mũ bảo hiểm
Các dụng cụ phục vụ cho việc vệ sinh chiếc mũ bảo hiểm khá đơn giản, chủ yếu là các vật dụng hàng ngày trong sinh hoạt gia đình mà không cần quá cầu kỳ. Khi vệ sinh mũ, các bạn cần thiết có các đồ dùng sau:
Dụng cụ vệ sinh mũ chuyên dụng bao gồm các sản phẩm được dùng cho việc vệ sinh mũ bảo hiểm một cách chuyên nghiệp, nếu ban là người thường xuyên sử dụng các dòng mũ ¾ hay mũ fullface cho các chuyến đi xa đều có thể tự sắm riêng cho bản thân dụng cụ chuyên dụng. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các đồ dùng khác thay thế như bàn chài cũ, khăn mềm, nước sạch.
Các sản phẩm hóa chất (nếu cần thiết) dùng trong việc làm sạch vỏ mũ hoặc kính, bao gồm: nước tẩy kính, bột giặt,… Bên cạnh đó, các bạn có thể sử dụng dầu gội để làm sạch vải lót mũ bởi dầu gội sử dụng hàng ngày không gây kích ứng da đầu.
Trình tự cách vệ sinh mũ bảo hiểm
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết, các bạn hãy thực hiện cách vệ sinh mũ bảo hiểm theo các bước sau:
Cách vệ sinh mũ bảo hiểm phần vỏ
Lớp vỏ bên ngoài của mũ bảo hiểm thường được sản xuất từ nhựa ABS cao cấp và được áp dụng công nghệ sơn nén đến 6 lớp, tạo vẻ ngoài tươi sáng, ít bám bụi, do đó khi vệ sinh mũ, người sử dụng có thể dùng khăn ẩm lau sạch vỏ bên ngoài. Cùng với đó, với các đường viền mũ hoặc các vết bẩn bám lâu ngày, chúng ta có thể sử dụng bàn chải và nước tầy pha loãng cọ sạch, rồi dùng khăn ẩm lau lại một lần cuối.
Vệ sinh phần lót mũ
Vải lót bên trong là chi tiết mũ dùng từ vải cotton thoáng khí được may dạng lưới hoặc các dòng vải nhung, vải da cao cấp với công dụng thấm hút mồ hôi, khangs khuẩn và tránh ám mùi. Đây là phần sản phẩm tiếp xúc trực tiếp đến da đầu, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ làn da người dùng khỏi các tác hại của bụi bẩn. Hiện nay, các dòng sản phẩm mũ bảo hiểm đều có cấu tạo hỗ trợ tháo rời hoàn toàn phần vải lót, giúp người dùng vệ sinh chúng một cách dễ dàng.
Người dùng có thể giặt tay phần vải lót hoặc sử dụng máy giặt rồi phơi khô, đảm bảo đánh bay bụi bẩn và hạn chế vi khuẩn bên trong một cách tối đa. Cùng với các loại thuốc tẩy rửa, nước giặt thì sử dụng dầu gội đầu là một mẹo nhỏ dành cho những ai có da đầu nhạy cảm dễ kích ứng với các loại hóa chất. Việc phơi khô dưới ánh mặt trời cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, hạn chế mùi ẩm mốc, giúp lớp vải lót bền hơn.
Làm sáng kính mũ bảo hiểm
Với các dòng mũ bảo hiểm có kính, nhà sản xuất thường chọn sử dụng loại nhựa mica dẻo, phủ thêm lớp nano bạc giúp mặt kính chống nước và trầy xước khá tốt, do vậy khi vệ sinh kính mũ, người dùng có thể tháo rời, dùng khăn ẩm và các loại nước xịt kính chuyên dụng. Điều này giúp kính sáng và trong hơn, tạo tầm quan sát tối đa cho người đội.
Bên cạnh đó, người dùng còn cần chú ý không sử dụng các vật dụng như bàn chải cứng, khăn khô để lau kính mũ, hạn chế làm xước kính, hỏng kính.
Một số lưu ý trong quá trình sử dụng và vệ sinh mũ bảo hiểm
Bên cạnh cách vệ sinh mũ bảo hiểm cơ bản, trong quá trình sử dụng và bảo quản mũ, người dùng cũng cần chú ý các vấn đề sau để sản phẩm mũ luôn được sạch sẽ, hạn chế làm hỏng mũ hoặc gây ra tác hại ảnh hưởng đến cơ thể người dùng. Cụ thể như sau:
Không được bỏ găng tay vào lõi mũ
Với nhiều biker thường xuyên có các chuyến đi xa thì các vật dụng bảo hộ mũ bảo hiểm, găng tay xe máy là đồ dùng không thể thiếu. Cũng từ đây, việc bỏ găng trong mũ sau khi dùng trở thành thói quen khó bỏ của nhiều người, gây nhiều ảnh hưởng xấu không ngờ đến chiếc mũ đội đầu.
Găng tay cũng giống như mũ bảo hiểm, là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với cơ thể, thưởng có một lượng vi khuẩn, bụi bẩn hoặc mồ hôi cơ thể, do đó nếu để chung găng với mũ, sẽ xảy ra tình trạng bụi bẩn vi khuẩn càng dễ tăng lên, gây mất vệ sinh. Do đó, người dùng cần loại bỏ thói quen này để đảm bảo hạn chế mùi hôi, vi khuẩn gia tăng.
Sử dụng dung dịch xịt khử mùi đúng cách
Nhiều người dùng có thói quen sử dụng dung dịch xịt khử mùi cho các sản phẩm mũ bảo hiểm, giúp chiếc mũ luôn có mùi thơm, không bị ảnh hưởng bởi mồ hôi, tuy nhiên, đây không phải cách vệ sinh mũ bảo hiểm đúng đắn. Việc dùng xịt khử mùi không giúp cho sản phẩm mũ sạch hơn mà ngược lại còn gây ức chế vi khuẩn, dễ sinh ra các tình trạng mùi hôi đậm hơn, vi khuẩn và bụi bẩn tích trữ càng nhiều. Do vậy, cách vệ sinh mũ bảo hiểm sạch nhất là giặt riêng lớp lót với khoảng cách từ 2 – 3 tuần/1 lần giặt kết hợp sử dụng xịt khử mùi.
Bên cạnh đó, người dùng cần ghi nhớ, thao tác giặt vải lót càng nhanh càng tốt bởi việc giặt lớp lót cũng gây ảnh hưởng đến phần mút xốp.
Không treo mũ trên gương chiếu hậu
Đây là hành động quen thuộc của nhiều người khi không dùng đến mũ, muốn treo mũ tại nơi dễ nhìn, dễ lấy. Kỳ thực, hành động này khiến lớp xốp mũ bị tác động xấu, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới lớp lót, và xốp dù chúng ta không sử dụng nhiều. Do đó, cách treo mũ tốt nhất chính là sử dụng phần dây quai móc vào các điểm treo hoặc đặt mũ nằm trên mặt phẳng ngang, mở kính mũ để có sự trao đổi không khí bên trong.
Với tất cả kiến thức về cách vệ sinh mũ bảo hiểm và lưu ý khi sử dụng phía trên, rất mong sản phẩm của người dùng được tận dụng tối đa, tuổi thọ sử dụng tăng lên đáng kể.