Ngoài việc mang chiếc xe của mình rong ruổi trên những cung đường. Thì việc chăm sóc xe máy, xe moto sau những hành trình là một công việc khá quan trọng. Giúp cho những chiếc xe của chúng ta luôn có được một hiệu năng. Cũng như một hiệu năng chạy xe ổn định nhất.

chăm sóc xe máy

Với nhiều người, chăm sóc xe đôi khi đơn giản chỉ là những bước rửa xe chuyên sâu. Hay có một số anh em hiểu hơn về việc chăm sóc moto. Thì anh em có thêm những bước phủ bảo vệ lớp dàn áo, chống xước hay làm hỏng những lớp sơn xe moto cao cấp. Những mẫu PKL đắt tiền mà anh em sử dụng hiện nay.

Ngoài ra, những bước thay dầu, kiểm tra hệ thống vỏ lốp. Hay bảo trì những hệ thống phanh phuộc. Cũng là một trong những bước điều chỉnh, sửa chữa định kỳ mà anh em sẽ làm tại hệ thống đại lý. Hay những shop bảo dưỡng xe uy tín.

Và hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu vào những bước chăm sóc xe kể trên có ý nghĩa gì? Có tác dụng gì với chiếc xe của mình nhé!

Những công việc chăm sóc xe máy thường thấy

Hãy bắt đầu với những công việc đơn giản nhất. Những công việc mà chính bản thân chúng ta có thể làm thường ngày. Những bước mà có thể tạm nói là vệ sinh xe máy phổ biến mà chúng ta hay nói tới.. Đó là..

Rửa xe máy thông thường

Mình tin không ít anh em có thói quen mang moto ra hiệu rửa xe ngay sau khi hành trình đi phượt kết thúc. Với mục đích rửa sạch bụi đất bám trên xe trước khi di chuyển vào nội đô thành phố. Nó cũng được coi như một trong những ý thức bảo vệ môi trường đô thị chung của chúng ta.

Hay cũng có những anh em lựa chọn phương án tự rửa xe tại nhà. Với những công cụ đơn giản và những hóa chất tẩy rửa đơn giản như giàu rửa bán.

Những cách chăm sóc xe máy sau khi đi phượt này hoàn toàn không sai. Tuy nhiên, sau những phương pháp đơn giản kể trên, nó cũng gây ra khá nhiều tai hại cho chiếc moto. Nhất là với những dòng moto PKL cao cấp đắt tiền hiện nay.

Vấn đề ở đây là chúng ta không chắc mình có sử dụng những công cụ lau rửa đủ sạch. Những mảng bụi bẩn bám trên xe đôi khi khiến cho lớp sơn trên xe bị tổn hại. Là nguyên nhân sau một thời gian sử dụng, và chăm sóc xe máy thường xuyên. Chúng ta vẫn thấy xe có lớp sơn bị “bạc” đi, không còn bóng bẩy và sắc nét như ban đầu.

Vì thế, với việc rửa xe và muốn giữ cho xe có một lớp sơn. Độ bóng bẩy cao nhất trong suốt quãng thời gian sử dụng xe. Hãy cố gắng đầu tư nhiều hơn cho những công đoạn này.

Giải pháp bảo vệ hiệu quả khi chăm sóc xe

Hiện nay, không ít shop chăm sóc moto chuyên nghiệp được mở ra. Kèm theo đó là những công nghệ rửa xe không chạm, hay rửa xe chi tiết. Với công cụ và hóa chất tẩy rửa được nhập hoàn toàn từ nước ngoài về.

Tùy vào cấp độ, cũng như yêu cầu ở mỗi dịch vụ khác nhau. Rửa xe không chạm hay rửa xe siêu sạch sẽ có các bước làm việc khác nhau với chiếc xe máy của anh em.

Ví như rửa xe không chạm sẽ được sử dụng hóa chất tẩy rửa nhập khẩu. Có tác dụng đánh bay mọi mảng bám đất cát bám trên xe. Và được rửa lại dưới vòi nước có áp lực cao.

Lưu ý thêm, những shop chăm sóc xe máy chuyên nghiệp dùng vòi nước áp lực cao. Chủ yếu là bắn nước lên xe bằng nước cùng hơi khí nén bên trong. Và dù có cảm thấy áp lực nước khá mạnh, nhưng nó không mang một tia nước đủ mạnh. Những áp lực nước có thể làm hư hại tới vỏ nhựa trên dàn áo của xe.

Ngoài ra, khi chăm sóc xe với công nghệ rửa xe siêu sạch. Những kỹ thuật viên còn tháo dàn áo trên xe. Và làm sạch mọi chi tiết bên trong bằng những sản phẩm tẩy rửa chuyên dụng.

Cũng như phủ thêm cho chúng ta một lớp bảo vệ. Như việc phủ Nano hay Ceramic trên ô tô ngày nay. Giúp xe có được một vẻ bề ngoài luôn bóng bẩy và đẹp nhất.

Những yếu tố gây hại khi chăm sóc, rửa xe máy không đúng cách

Việc chăm sóc, hay rửa xe moto đắt tiền không đúng cách. Thường gây ra từ những miếng pad lau xe, giẻ lau khô không được bảo vệ, vệ sinh đúng. Luôn có những mảng bụi bám lên, và ngày càng nhiều trên những công cụ này.

chăm sóc xe máy

Chính những hạt bụi siêu nhỏ này. Khi dùng để lau bề mặt sơn xe, chúng mới chà xát lên bền mặt. Dần dần gây ra những vết xước lớn hơn, và có cảm giác màu sơn bị xuống sắc theo thời gian.

Ngoài ra, việc rửa xe thông thường. Khi không trực tiếp chạm được vào những chi tiết bên trong. Và những mảng bám lâu ngày, cộng với môi trường nóng ẩm tại Việt Nam. Nó gây ra những hệ quả ăn mòn hay làm hư hại mọi chi tiết bên trong.

Khiến cho khả năng vận hành của xe sau một khoảng thời gian dài sẽ bị giảm xuống, Và đôi khi gây ra những hệ quả trái chiều khi chúng ta không hiểu cách chăm sóc xe máy đúng cách.

Cách chăm sóc xe máy bằng việc thay nhớt máy

Nhớt máy, nó là một công việc định kỳ mà Biker sẽ thực hiện theo sách hướng dẫn sử dụng. Hay như cá nhân mình lại lựa chọn thay nhớt cứ sau khoảng 5000 tới 6000 km chạy.

chăm sóc xe máy

Công việc này nghe qua thì có vẻ đơn giản và nhanh chóng. Tuy nhiên đó là khi anh em tự mình vào những đại lý chính hãng. Những trung tâm bảo hành xe luôn có quy chuẩn dầu – nhớt máy cho từng loại xe khác nhau.

Và không ít an em có những lựa chọn chăm sóc xe máy. Và thay dầu – nhớt cho moto ở những đại lý bên ngoài. Và đôi khi không quan tâm tới thông số nhớt mà anh em sử dụng sao cho phù hợp với chiếc xe của mình.

Điều này, khiến cho khả năng, tính chất của dầu bôi trơn cho xe máy không còn hiệu quả. Nhất là khi chăm sóc xe máy tại Việt Nam cũng ảnh hưởng khá nhiều từ những tác động ngoài môi trường.

chăm sóc xe máy

Từ đó, vấn đề bên trong khi chăm sóc xe máy qua việc thay nhớt. Nó phụ thuộc khá nhiều vào việc chọn thông số nhớt máy. Những chỉ số tốt quan trọng phù hợp với máy mới hay máy cũ khi chúng ta sử dụng xe.

Tất nhiên, nếu anh em có điều kiện chơi tới những dòng nhớt máy đắt tiền là càng tốt. Nhất là với anh em chơi, và chăm sóc những dòng PKL. Thì nó giúp cho những cỗ máy lớn luôn được vận hành một cách trơn tru và êm ái nhất.

Ngoài ra, khi anh em chọn nhớt cho động cơ moto. Chúng ta cũng cần lưu ý một số thông tin, thông số nhớt quan trọng khác dưới đây:

Đầu tiên là Cấp hiệu năng API (Cấp theo viện dầu mỏ Mỹ):

Chỉ ra phẩm chất của gốc dầu được sử dụng trong nhớt. Kết hợp với nhiều hợp chất phụ gia khác nhằm có được một hiệu năng bôi trơn. Cũng như không làm động cơ nóng lên quá nhanh trong quá trình vận hành.

Hiện nay, trên thế giới cũng được áp dụng sản xuất với nhiều gốc dầu khác nhau. Ở đây chúng ta có gốc dầu cao nhất là chuẩn Cấp hiệu năng API. Áp dụng cho cả nhớt ô tô và nhớt xe máy.

Ngoài ra, chúng ta còn có những cấp lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. Trong đó chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL

Thứ hai, cấp độ nhớt SAE (Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ)

Nói về chất lượng đậm đặc của nhớt máy khi thành thành phẩm. Nó giúp kéo dài khoảng thời gian thay nhớt định kỳ của chúng ta. Cấp độ này được biểu thị đặc-loãng của dầu nhớt như SAE 30, 40 và 50. Với những chỉ số càng cao cho thấy khả năng bôi trơn, cũng như độ đậm đặc của nhớt cao. Giúp kéo dài bộ bền của nhớt vớt một khoảng thời gian sử dụng dài hơn.

Cuối cùng, chỉ số độ nhớt đa cấp như SAE

Với nhược điểm khi thay đổi nhiệt độ, và nhớt cũng có những thay đổi khác nhau. Khiến hiệu quả bôi trơn và khả năng hoạt động của động cơ cũng có nhiều thay đổi. Và cấp độ nhớt đa cấp được bổ sung thêm.

Với các thông số chỉ dầu nhớt đa cấp, chữ số đứng trước “W” dùng để chỉ khoảng nhiệt độ mà dầu đó giúp động cơ khởi động tốt. Nhiệt độ đó được xác định bằng cách lấy 30 trừ đi con số đó nhưng ở nhiệt độ âm. Chẳng hạn dầu 20W-50 khởi động tốt ở -10 độC. Dầu 10W-30 khởi động tốt ở -20 độC.

Như vậy, khi chăm sóc xe máy cơ bản qua việc thay nhớt ở những shop chăm sóc moto ngoài. Anh em hãy tìm hiểu kỹ thông số nhớt máy sao cho phù hợp. Giúp khối động cơ của chúng ta luôn có được một khả năng vận hành hiệu quả nhất.

Cách chăm sóc các chi tiết vận hành xe máy

Ở các chi tiết vận hành mà chúng ta sẽ chăm sóc khi sử dụng moto. Chúng thuộc về hệ thống phanh gồm má phanh, dầu phanh. Chi tiết phuộc, dầu phuộc và cả hệ thống khung xe, điện xe sẽ được chăm sóc trong kỳ bảo dưỡng lớn của xe.

Kinh nghiệm từ anh em Biker lâu năm. Thì công việc chăm sóc xe máy này sẽ nên thực hiện sau khoảng 1 năm chạy xe. Với những chiếc xe chạy Tour liên tục. Anh em nên có những kế hoạch chăm sóc và bảo vệ. Hoặc cũng là những thay thế cần thiết khi mỗi năm anh em có thể chạy từ 2 tới 3 vạn cây số.

Cách ước tính này áp dụng cho anh em thường xuyên đi phượt. Những người hay đi và cần kiểm soát chiếc xe, hệ thống hoạt động xe một cách an toàn nhất.

Cũng trong việc chăm sóc xe máy và bảo dưỡng xe lớn này. Hệ thống mâm lốp được kiểm tra, thay bộ mâm vỏ khi cần thiết. Tổng quan là những cách biến chiếc xe của chúng ta quay trở lại trạng thái như mới ban đầu.

Tổng kết những điều phải làm khi chăm sóc xe mô tô

Trên đây, Motoviet vừa chỉ ra những công việc chăm sóc xe cơ bản. Và mang tới anh em những thông tin nâng cao. Những yếu tố ảnh hưởng từ vẻ đẹp chiếc xe khi chúng ta mới nhận về. Tới khả năng vận hành của xe sau một khoảng thời gian dài sử dụng.

Điểm quan trọng hơn khi anh em chăm sóc moto. Dù có tốt và kỹ tới đâu, chúng hoàn toàn có thể bị xuống cấp, vẫn mang tới những cảm giác không còn như mới. Nhất là những chi tiết máy luôn bị bào mòn theo thời gian.

Và chăm sóc xe máy đơn giản là cách giúp chiếc xe kéo dài tuổi thọ của động cơ. Của một người bạn đồng hành luôn bám sát anh em trên từng cung đường.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here