Mũ bảo hiểm từ lâu đã trở thành món đồ quan trọng, là vật bất ly thân của chúng ta mỗi khi cần sử dụng xe máy để tham gia giao thông. Các dòng mũ bảo hiểm hiện nay khá đa dạng về kiểu dáng, chủng loại và màu sắc, do đó khi chọn mua, các bạn cần nắm rõ cách chọn mũ bảo hiểm để có được sản phẩm ưng ý nhất.

Cách chọn mũ bảo hiểm nhanh và chuẩn xác nhất

Để chọn mua được sản phẩm mũ ưng ý nhất, khách hàng cần lưu ý và nắm rõ các thông tin xoay quanh chiếc mũ như sau:

Thương hiệu sản phẩm

Cùng với sự đa dạng về kiểu dáng và chủng loại, hiện nay các nhà sản xuất và phân phối mũ bảo hiểm cũng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng tại thị trường Việt Nam. Một số nhãn hàng có thể kể đến như:

Thương hiệu mũ bảo hiểm Royal

Là một trong những cái tên lớn trong nền sản xuất mũ bảo hiểm tại Việt nam, thương hiệu mũ Royal chuyên sản xuất các dòng mũ bảo hiểm “Made in Việt Nam” chất lượng cao với giá cả phải chăng phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Ứng dụng sản xuất trên dây truyền công nghệ cao, cùng với nhiều cải tiến trong thiết kế sản phẩm, thương hiệu Royal đã đánh dấu tên tuổi của mình với nhiều anh em biker.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Các mặt hàng mũ chủ yếu mà nhãn hàng này tập trung sản xuất và phân phối trên thị trường là các dòng mũ bảo hiểm phượt như mũ ¾ và mũ fullface, trong đó các dòng mũ ¾ được đánh giá cao hơn và được người tiêu dùng sử dụng nhiều và phổ biến hơn cả. Với dòng mũ fullface mang tính chất đặc trưng theo chuyên môn và yêu cầu người sử dụng nên chúng thường ít xuất hiện hơn trong sinh hoạt hàng ngày mà chủ yếu phục vụ cho những chuyến đi xa, đi phượt hoặc kể cả tại các giải đua xe chuyên nghiệp.

Thương hiệu GRSHELMET

Cũng là một cái tên uy tín của dòng mũ bảo hiểm được sản xuất tại Việt Nam, GRSHELMET ứng dụng công nghệ sản xuất cao cấp, sử dụng các chất liệu nhập khẩu chất lượng để tạo ra sản phẩm mũ bảo hiểm hoàn hảo đến tay người tiêu dùng.

Tiêu chí phục vụ khách hàng mà thương hiệu này đưa ra chính là đề cao nhất chất lượng sản phẩm. chất lượng phục vụ và chất lượng dịch vụ sau bán hàng, tạo mọi hỗ trợ cần thiết một cách tối đa đến người tiêu dùng. Các dòng mũ bảo hiểm mà GRSHELMET hướng đến thường tập trung vào các loại mũ bảo hiểm nửa đầu, mũ đội ¾ và cuối cùng là dòng mũ fullface. Do tính phổ biến của loại mũ nửa đầu mà các sản phẩm của GRS được người dùng tiếp nhận nhiều hơn, thường xuyên có cải tiến và thay đổi về kiểu dáng, phong cách cũng như nâng cao về chấ lượng.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Nếu bạn đang tìm sản phẩm mũ bảo hiểm thông dụng với mức giá bình dân thì mũ bảo hiểm GRS chính là một gợi ý hoàn hảo.

Mũ bảo hiểm Avex

Là thương hiệu mũ chất lượng đến từ Thái Lan, các sản phẩm mũ đội mang nhãn hiệu Avex đều là những mặt hàng nhập khẩu cao cấp, đều đạt chuẩn chất lượng Châu Âu ECE. Các dòng mũ mà Avex sản xuất cũng được đặc biệt quan tâm đến kiểu dáng, màu sắc, kích thước sao cho phù hợp nhất với đại đa số người dùng Việt. Mũ bảo hiểm Avex bao gồm đa dạng về chủng loại, nhưng các dòng mũ ¾ và mũ fullface – fullface lật cằm được sản xuất và bày bán trên thị trường nhiều hơn cả.

Thiết kế bên ngoài mũ được cho là phù hợp với nhiều bạn trẻ bởi tính năng động, trẻ trung khỏe khoắn, phù hợp sử dụng hàng ngày và cả với các chuyến đi chơi xa.

Mũ bảo hiểm GXT

Mũ bảo hiểm GXT có xuất xứ từ Trung Quốc với các mẫu sản phẩm chất lượng cao mà giá lại bình dân. Hiện nay, dòng mũ chủ yếu được GXT sản xuất và phân phối tại Việt Nam là mũ bảo hiểm fullface. Cách chọn mũ bảo hiểm GXT chính hãng khá đơn giản, người mua chỉ cần đến các cửa hàng phân phối chính hãng, kiểm tra tem mác được gắn trên sản phẩm là đã có thể sở hữu trong tay chiếc mũ đạt chuẩn này.

Thương hiệu tuy đến từ Trung Quốc – nơi còn gây nhiều nghi vấn về chất lượng, tuy nhiên với mũ bảo hiểm GXT, người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng vì đây là dòng sản phẩm chính hãng cao cấp, được nhập khẩu và kiểm định nghiêm ngặt cũng như đã được nhiều anh em biker sử dụng.

Thương hiệu mũ Protect

Không còn quá xa lạ với người Việt nói chung, thương hiệu mũ Protect cung cấp các sản phẩm mũ thông dụng, được nhiều gia đình sử dụng cho con em mình. Protect là thương hiệu mũ của quỹ AIP – một tổ chức phi lợi nhuận của chính phủ Hoa Kỳ, nằm trong chương trình truyền thông tại Châu Phi và Châu Á nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm. Hàng năm, thương hiệu mũ Protect tài trợ hàng trăm ngàn chiếc mũ trẻ em đến học sinh trên địa bàn cả nước.

Các bạn có thể chọn mua mũ bảo hiểm Protect trên hầu khắp các showroom mũ được trưng bày phổ biến, rộng rãi khắp cả nước.

Các chi tiết kỹ thuật

Một trong những cách chọn mũ bảo hiểm khác chính là dựa vào các chi tiết kỹ thuật liên quan đến sản phẩm mà người mua chọn lựa.

Vỏ mũ: chất liệu dùng để sản xuất vỏ mũ bảo hiểm thường được sử dụng hiện nay là nhựa ABS nguyên sinh hoặc nhựa ABS tổng hợp. Với chất liệu nhựa này sẽ giúp cho chiếc mũ nhự hơn, khi đội đầu hạn chế gây nên các tình trạng đau mỏi hay nhức cổ. Nhựa ABS còn tạo ra khả năng chống chịu lực va đập khá tốt cho vỏ mũ, tạo lớp bảo vệ chắc chắn, ngăn người dùng gặp các chấn thương khi không may sảy ra va đập. Bên cạnh đó, các chất liệu khác được dùng sản xuất mũ bảo hiểm như sọi thủy tinh hoặc sợi carbon cũng được ứng dụng, tuy nhiên xét về giá thành và độ phổ biến thì nhựa ABS vẫn là chất liệu sản xuất hàng đầu.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Ngoài ra, các bận nên biết thêm, nhựa ABS nguyên sinh sẽ cho ra sản phẩm mũ chất lượng hơn nhựa ABS tổng hợp mặc dù hai chất liệu này đều có thể chống chịu lực va đập tốt.

Lớp lót: lớp lót trong mỗi chiếc mũ được chia làm hai phần bao gồm miếng xốp cao cấp và vải lót tiếp xúc trực tiếp với da đầu. Phần miếng xốp cao cấp được ép nén chặt vào lõi mũ, tăng khả năng ôm sát đầu, hấp thu và triệt tiêu ngoại lực tác dụng lên mũ, bảo vệ vùng đầu người đội tốt hơn. Cùng với đó là sự kết hợp với vải lót mũ thoáng khí, thường dùng vải sợi cotton thiết kế dạng lưới hoặc vải nhung. Các dòng vài này đều có tác dụng chung là thấm hút mồ hôi, thoáng khí, có khả năng kháng khuẩn, giúp người dùng thoải mái và tránh gặp các tinfht rạng bệnh lý do đầu do bí khí.

Đặc biệt, hiện nay, các nhà sản xuất đã giúp phần vải lót mũ có thể tháo rời hoàn toàn, phục vụ cho việc vệ sinh giặt giũ khá tiện ích.

Dây quai: phần dây nối chiếc mũ cùng khuôn mặt người đội, tạo sự chắc chắn thường được sản xuất từ sợi tổng hợp hoặc sợi polyester chống chịu lực, ít gião. Các đoạn dây quai có thể tùy ý điều chỉnh kích thước soa cho vừa vặn với người đội nhất. Phần dây nối cằm thường được gia cố thêm miếng lót bảo vệ bằng nhựa, cao su hoặc vải nhung, tránh trầy xước trong khi sử dụng.

Khóa chốt: thường sử dụng chất liệu nhựa cao cấp để làm chốt khóa mũ bảo hiểm. Các loại khóa thường dùng trong mũ bao gồm khóa bấm, khóa cài với tuổi thọ sử dụng cao, lên đến 5000 lần.

Màu sơn sản phẩm: các dòng mũ bảo hiểm hiện nay đều sử dụng công nghệ ép sơn với sản phẩm mũ của mình. Với 6 lớp sơn cao cấp, mũ bảo hiểm hiện nay có khả năng chống trầy xước, chống nước, ít bám bụi hơn và dễ dàng vệ sinh. Ngoài màu sơn cao cấp, họa tiết trên mũ được in 3D với đa dạng kiểu dáng phù hợp với nhiều người dùng, có thể sử dụng sơn nhám hoặc sơn bóng tùy vào thiết kế nhà sản xuất.

Cách chọn size mũ bảo hiểm

Chọn mũ bảo hiểm bao gồm cả chọn size mũ, điều này giúp cho chiếc mũ ôm sát vùng đầu một cách thoải mái, tăng khả năng bảo vệ, tránh làm mũ bị xê dịch gây mất an toàn khi đang lái xe.

Trái với các dòng mũ nửa đầu thường kích cỡ mũ được sử dụng dưới dạng freesize, các dòng mũ ¾ và mũ fullface đòi hỏi người dùng phải chọn được sản phẩm có kích cỡ phù hợp với vòng đầu. Cách chọn size mũ bảo hiểm cơ bản nhất hiện nay được áp dụng đo bằng thước dây, cuốn đo quanh vòng trán ra sau. Kích thước đầu trung bình của người Việt từ 52 – 62cm. Xác định size mũ theo bảng sau:

Cách chọn mũ bảo hiểm

Với các dòng mũ ¾ hoặc mũ fullface, các nhà phân phối khuyến khích người dùng đến cửa hàng thử sản phẩm để chọn được sản phẩm ưng ý nhất.

Các dòng mũ bảo hiểm thông dụng hiện nay

Là sản phẩm quen thuộc với nhiều người sử dụng, tuy nhiên với các dòng mũ bảo hiểm khác nhau sẽ có những công dụng đặc trưng riêng mà các bạn cần nắm rõ. Dưới đây bao gồm 3 loại mũ bảo hiểm thông dụng và được sản xuất cũng như bày bán nhiều nhất tại thị trường nước ta:

Mũ bảo hiểm ½

Đây là dòng mũ đội đầu phổ biến nhất, được người dân sử dụng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mũ bảo hiểm ½ có cấu tạo vòng mũ ôm khít vùng đầu người đội, có đường viền thoáng hai bên mang tai, dây quai và khóa chốt nhựa chắc chắn. Với cá dòng mũ truyền thống, nhà sản xuất thường chế tạo thêm chi tiết lưỡi trai phía trước mũ có tác dụng che nắng, hỗ trợ người đội khi đi đường ít bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

Bên cạnh đó, các dòng mũ bảo hiểm ½ còn được trang bị thêm phần kính mắt, giúp bảo vệ đôi mắt không bị ảnh hưởng trực tiếp do tia UV trong ánh mặt trời hoặc khói bụi trên đường. Thiết kế mũ khá đơn giản, dễ dùng, phụ vụ nhu cầu di chuyển hàng ngày của con người.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Tuy nhiên, xét về mức độ bảo đảm an toàn thì mũ đội ½ chỉ đáp ứng được cho các chuyến đi hàng ngày, ít hoặc như hầu như không có tác dụng bảo vệ khi chúng ta có các chuyến đi xa, đòi hỏi đồ bảo hộ phải có tính an toàn cao hơn. Do đó, nếu có những chuyến đi xa hay sử dụng các dòng xe phân khối lớn, người dùng cần cân nhắc chọn các dòng mũ khác an toàn hơn như mũ ¾ hoặc mũ fullface.

Mũ bảo hiểm ¾

Hiện nay với nhu cầu sử dụng mũ linh hoạt giữa di chuyển hàng ngày với đi phượt, du lịch bụi ngày càng cao theo sở thích của người trẻ, đòi hỏi phải có sản phẩm mũ bảo hiểm đáp ứng được khả năng bảo vệ cho người dùng ở các trường hợp khác nhau. Dòng mũ ¾ có cấu tạo trùm kín đầu, bảo về thêm phần mang tai và hai bên má, được cho là an toàn khi sử dụng hơn so với dòng mũ đội nửa đầu. Thiết kế mũ ¾ có lớp lót bông hai bên mặt, giúp người dùng khá thoải mái, lớp vải lót có tác dụng thấm hút mồ hôi nhanh vào mùa hè và giữ ấm vào mùa đông.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Dòng sản phẩm mũ bảo hiểm ¾ được sử dụng linh hoạt, vừa là sản phẩm đội đầu phù hợp cho các chuyến đi xe đường dài, vừa là món đồ bảo hộ gọn gàng tiện ích khi sử dụng hàng ngày. Đặc biệt, với thiết kế ¾ của mình, chiếc mũ còn mang phong cách nhẹ nhàng, kiểu dáng thanh lịch, là một sản phẩm cực kỳ ưa mắt người nhìn, được nhiều bạn trẻ ưa thích.

Mũ bảo hiểm fullface

Dòng mũ fullface là loại mũ chuyên dụng, được sử dụng nhiều với dân chuyên lái xe đường dài, dân đi phượt hoặc người sử dụng các dòng xe moto, xe phân khối lớn. Chiếc mũ fullface hay còn được biết đến là mũ trùm kín đầu, có khả năng bảo vệ vùng đầu một cách tối đa, hạn chế các tổn thương do va chạm khi lưu thông trên đường. Về kiểu dáng, các loại mũ fullface thường mang phong cách thể thao, mạnh mẽ, khỏe khoắn, phù hợp với nhiều bạn nam năng động. Màu sắc mũ được sử dụng đa dạng, linh hoạt với nhiều kiểu họa tiết in 3D chất lượng.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Đứng về khả năng bảo vệ vùng đầu cho người đội, mũ fullface được cho là an toàn nhất, do đó, nó thường được sử dụng trong các chuyến đi xa dài ngày và cả ở các cuộc đua xe chuyên nghiệp.

Tuy nhiên, do thiết kế trùm kín đầu nên khi sử dụng sản phẩm, người dùng thường gặp các tình trạng bí khí, nóng nực, đặc biệt nghiêm trọng hơn vào mùa hè, do đó các nhà sản xuất đã cho ra mắt dòng mũ fullface lật cằm, được biến tấu linh hoạt từ chiếc mũ fullface thành mũ đội ¾ tùy thuộc theo nhu cầu của người sử dụng.

Hướng dẫn bảo quản mũ bảo hiểm

Là sản phẩm được sử dụng hàng ngày, do đó, người dùng cần phải nắm được các kỹ năng bảo quản để giúp tăng tuổi thọ của chiếc mũ cũng như giúp sản phẩm luôn sạch sẽ như mới.

Phần vỏ mũ thường được sử dụng lớp sơn nhám hoặc bóng, cực kỳ tiện lợi cho việc lau rửa bằng khăn ẩm. Tại các đường viền mũ, người dùng có thể sử dụng khăn mỏng lau sạch mà không cần sử dụng đến các loại hóa chất tẩy rửa phức tạp.

Cách chọn mũ bảo hiểm

Phần lót mũ bên trong nếu không thể tháo rời, các bạn có thể đem phơi nắng để loại bỏ mùi ẩm mốc, hạn chế sản sinh vi khuẩn. Bên cạnh đó, người dùng có thể mang sản phẩm mũ bảo hiểm của mình đến các cửa hàng chuyên dụng để vệ sinh. Với các dòng mũ hiện đại ngày nay có khả năng tháo rời lớp vải lót bên trong để mang giặt như các sản phẩm quấn áo thông thường, cực kỳ tiện lợi.

Trên đây là toàn bộ các cách chọn mũ bảo hiểm và hướng dẫn bảo quản chúng đúng cách. Hãy tham khảo thật kỹ các thông tin đã nêu nếu bạn chưa chọn được sản phẩm mũ bảo hiểm ưng ý!

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here